Với một tương lai rộng mở của ngành sửa chữa điện thoại, nhu cầu việc làm sẽ cần tới những người thợ có trình độ và tay nghề cao. Nếu bạn đang định theo đuổi nghề này, hãy cùng xem mức lương trung bình của nghề sửa chữa điện thoại là bao nhiêu? So sánh giữa mức lương người mới vào nghề và người thợ lâu năm? Và lời khuyên về một lộ trình thăng tiến rõ ràng cho người mới bắt đầu nhé!
Mục lục
Mức lương sẽ ảnh hưởng bởi trình độ, cấp bậc khác nhau
Đối với người mới vào nghề
Các bạn mới vào nghề sẽ làm ở vị trí kỹ thuật viện sơ cấp, thường nhận mức lương từ 6 triệu đến 8 triệu đồng mỗi tháng. Sau 1 – 2 năm, tùy thuộc vào kĩ năng và chuyên môn tích lũy được, mức lương đạt được sẽ là từ 9 – 10 triệu đồng mỗi tháng.
Đối với thợ sửa chữa chuyên sâu
Kỹ thuật viên có kiến thức chuyên môn cao và khả năng sửa nhiều dòng máy điện thoại thường được trả lương cao hơn. Ngoài ra, kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm có khả năng bắt lỗi và xử lý các lỗi phức tạp/hiếm gặp. Điều đó làm cho họ có uy tín trong ngành, dẫn đến được trả lương và thưởng cao hơn.
Cụ thể, kỹ thuật viên trung cấp có thể nhận được đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Đối với kỹ thuật viên cao cấp, mức lương nhận được có thể vượt qua 20 triệu đồng mỗi tháng do có trách nhiệm cao và yêu cầu kỹ năng/chuyên môn phức tạp.
Đối với người quản lí
Nếu các bạn thợ chuyên sâu mà có khả năng làm quản lý thì có mức lương cao hơn so với làm thợ thuần túy. Điều này không chỉ do trách nhiệm và yêu cầu kỹ năng/chuyên môn của họ cao hơn, các kỹ năng mềm cần thiết của một người quản lí cửa hàng sửa chữa như giao tiếp, tư vấn khách hàng, và làm việc nhóm góp phần quan trọng trong việc vận hành cửa hàng điện thoại.
Ngoài mức lương nhận được với vai trò làm thợ sửa chữa ra, người quản lí còn có thể nhận được thưởng dựa theo khả năng kiếm doanh số, khách hàng.
Về các yếu tố khác như loại hình doanh nghiệp, các trung tâm bảo hành của các hãng điện thoại thường trả lương cao hơn so với các cửa hàng sửa chữa độc lập. Về vị trí địa lý, lương của một kỹ thuật viên tại thành phố lớn sẽ cao hơn so với các khu vực ngoại thành/nông thôn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về mức độ cạnh tranh cũng như chi phí sinh hoạt tại thành phố.
Lời khuyên để có lộ trình thăng tiến thu nhập rõ ràng
Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, khả năng cập nhật kiến thức và tiếp thu công nghệ mới giúp tăng giá trị lao động của kỹ thuật viên trong thị trường điện thoại. Cụ thể, kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để cập nhật thêm chuyên môn. Các khóa học này giúp họ cập nhật những kiến thức mới nhất về công nghệ và các dòng máy mới, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Nhiều trung tâm đào tạo còn cung cấp chứng chỉ sau khóa học, giúp tăng uy tín và giá trị của kỹ thuật viên trong mắt các nhà tuyển dụng.
Kết nối với những người trong ngành
Việc tham gia vào các cộng đồng sửa chữa điện thoại, các sự kiện công nghệ cũng là cách để mở rộng mạng lưới kết nối và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm. Những mối quan hệ này không chỉ giúp kỹ thuật viên tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt hơn mà còn cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển nghề nghiệp.
Mở rộng kinh doanh riêng khi đã đủ tự tin
Một trong những cơ hội lớn nhất cho kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại là khả năng mở rộng kinh doanh riêng. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn, nhiều kỹ thuật viên đã tự mở cửa hàng sửa chữa điện thoại của riêng mình. Việc này không chỉ mang lại thu nhập cao hơn mà còn giúp họ chủ động hơn trong công việc và phát triển thương hiệu cá nhân.
Để làm được điều đó, các kỹ năng mà bạn cần phải hoàn thiện bao gồm giao tiếp, tư vấn khách hàng, quản lí vốn, quản lí chi phí, và lên kế hoạch kinh doanh. >> những điều cần biết để mở cửa hàng sửa chữa đth